NGUỒN GỐC CỦA TẾT NGUYÊN ĐÁN VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT

Thứ hai - 17/01/2022 01:14
  •  

  •  

  •  
Tết Nguyên Đán hay còn gọi là tết Âm lịch hay Tết cổ truyền dân tộc. Tết Nguyên Đán còn được người dân gọi với cái tên thân thương là Tết Ta, để phần biệt tết Tây (Tết Dương Lịch). Hãy cùng Quà Tặng Pha Lê tìm hiểu một số thông tin thú vị về ngày Tết truyền thống của dân tộc nhé!
 

Ý nghĩa của từ “Tết Nguyên Đán”

 
y nghia ngay tet nguyen dan


Tết Nguyên Đán là là từ Việt gốc Hán, “Tết” được đọc chệch từ âm “Tiết”, “Nguyên” mang ý nghĩa là sự khai sơ hay sự khởi đầu, “Đán” là buổi sáng sớm. Vì thế, đọc đúng từ này phải là “Tiết Nguyên Đán”.

Tuy nhiên, mặc dù chịu ảnh hưởng khá lớn bởi nền văn hóa Trung Quốc trong thời kỳ đô hộ nhưng cách tính lịch âm hay văn hóa ăn tết của người Việt Nam không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc.

Bạn có biết, lịch âm được tính theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên tết Nguyên Đán sẽ đến sau Tết Dương lịch. Mặc khắc, vì quy luật 3 năm sẽ nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của Tết Nguyên Đán không sớm hơn ngày 21/1 và kết thúc không trễ hơn ngày 19/2 Dương lịch.

 

Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán

 
y nghia tet nguyen dan

Như đã chưa sẻ, Tết nguyên Đán là một nét văn hóa dượ du nhập từ Trung Quốc vì thể, lịch sử của tết Nguyên Đán bắt nguồn từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và luôn thay đổi theo từng thời kỳ.

Cụ thể:

Ở đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng Giêng tức tháng Dần để làm ngày Tết trong năm. Tuy nhiên sang đời nhà Thương chuộng màu trắng nên lấy tháng Sửu tức tháng chạp làm tháng đầu năm mới. Sau đó đến đời nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng 11 làm tháng tết trong năm. Nói tóm lại, các vua chúa Trung Quốc quan niệm về ngày giờ tạo thiên lập địa như sau: giờ Tý có trời, giờ Sửu có đất, giờ Dần sinh ra ngoài người nên đặt ra các ngày Tết khác nhau.

Đến thời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đến đời Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng Mười. Đến thời Hán Vũ Đế lại đặt tết vào tháng Dần, tức tháng Giêng. Từ đó về sau không còn triều đại nào thay đổi nữa, tháng Giêng chính thức trở thành tháng đầu năm mới.

Cuối cùng, đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có thêm lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày Mồng một cho đến hết ngày mồng Bảy.

 

Tết Nguyên Đán có ý nghĩa như thế nào đối với người dân Việt?

 
qua tang tet doanh nghiep 2022 9


Tết Nguyên Đán không chỉ thể hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh trong quan niệm của người phương Đông. Mà thiêng liêng hơn cả đó chính là ngày đoàn viên của mọi gia đình. Dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước,… được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ.

Tết Nguyên Đán với ý nghĩa sâu xa và mang tính thiêng liêng, trang trọng là tiễn đưa năm cũ, chào đón, chúc tụng năm mới sức khỏe con người tốt hơn, sinh kế khá hơn, hạnh phúc cá nhân – gia đình bền vững hơn và khởi đầu từ ý thức hệ nông nghiệp, sau dần tỏa rộng trong đời sống con người toàn xã hội, song vẫn mang ý nghĩa nhân văn tốt đẹp.

Người Việt cho rằng, Tết Nguyên Đán là cơ hội để thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Giá trị hướng về cội nguồn là giá trị tâm linh, cũng là giá trị tình cảm của người Việt với Tết Nguyên Đán. Giá trị này đã trở thành nếp sống truyền thống tốt đẹp, bền vững.

 
y nghia tet nguyen dan1

Người ta tin rằng, vào dịp Tết Nguyên đán, tổ tiên cũng sẽ hiện diện trên bàn thờ gia tiên, ở nhà thờ họ để chứng kiến lòng thành của con cháu, và từ đó sẽ phù hộ cho con cháu được khỏe mạnh, làm ăn ổn định và sống hạnh phúc trong tình yêu thương giữa ông bà, cha mẹ, con cháu, vợ chồng. Đó là ý nghĩa tâm linh của Tết Nguyên Đán.

Tết đến, người Việt chuẩn bị mọi điều kiện sống đầy đủ, có đạo đức, có truyền thống tốt. Chẳng hạn: ăn phải ngon, bổ dưỡng, khác hẳn ngày thường. Mặc phải đẹp, bất kể lứa tuổi nào, bất cứ giới nào: nam hay nữ, nông dân, thợ, kẻ sĩ hay chức sắc, lão bà hay lão ông.

Ai cũng thấy như phải gần gũi nhau hơn, nói những điều hay với ngôn ngữ chọn lọc. Chẳng hạn, Tết là phải chúc mừng nhau: sức khỏe, tuổi tác (trường thọ), chúc “làm ăn bằng năm, bằng mười năm ngoái”… Có phần ngoa ngôn, song vẫn êm tai và thực lòng. Cho nên, Tết đến, người ta vui vẻ, dịu hiền, là cơ hội để hòa giải những bất đồng, “giận đến chết đến Tết cũng thôi”.
Đó là giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ mà người Việt muốn đạt tới và thường đạt tới. Vì thế, những ngày trong dịp Tết Nguyên Đán thực sự là những ngày vui vẻ, hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn có muốn nhận được thông báo khuyến mãi hàng tháng từ Quà Tặng Pha Lê
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây