NGUỒN GỐC CỦA TẾT NGUYÊN ĐÁN VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT

Chủ nhật - 01/12/2024 01:14
  •  

  •  

  •  
Tết Nguyên Đán hay còn gọi là tết Âm lịch hay Tết cổ truyền dân tộc. Tết Nguyên Đán còn được người dân gọi với cái tên thân thương là Tết Ta, để phần biệt tết Tây (Tết Dương Lịch). Hãy cùng Quà Tặng Pha Lê tìm hiểu một số thông tin thú vị về ngày Tết truyền thống của dân tộc nhé!
 

Ý nghĩa của từ “Tết Nguyên Đán”

 
y nghia ngay tet nguyen dan


Nguồn gốc Tết Nguyên Đán tại Việt Nam chứa đựng nhiều giá trị văn hóa và lịch sử độc đáo. Đây không chỉ là dịp đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mà còn là biểu tượng thiêng liêng của lòng biết ơn tổ tiên và khởi đầu đầy hy vọng cho một năm mới an lành. Để tìm hiểu thêm về nguồn gốc của tết nguyên đán

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán 

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán đến ngày nay vẫn còn nhiều tranh cãi, phần lớn thông tin cho rằng ngày Tết có nguồn gốc từ Trung Quốc và du nhập về Việt Nam trong thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc. Tuy nhiên, theo sự tích “Bánh chưng, bánh dày” người Việt ta đã ăn Tết từ trước thời vua Hùng, nghĩa là trước 1000 năm Bắc thuộc. 

 Sự tích “Bánh chưng, bánh dày” giải thích một phần về nguồn gốc Tết Nguyên Đán 
Các tài liệu cổ cũng ghi nhận, từ thời xa xưa, người Việt đã tổ chức lễ hội đầu năm để mừng vụ mùa mới. Khổng Tử từng viết trong Kinh Lễ: "Ta nghe người Man tổ chức ngày hội lớn, nhảy múa, uống rượu, ăn mừng...". Từ điều này có thể giải thích được rằng Nguồn gốc Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam.
Không những vậy, nguồn gốc của Tết cổ truyền được cho là bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước, nơi người Việt tổ chức các lễ hội tạ ơn trời đất và mùa màng bội thu. Bên cạnh đó, còn có ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong một năm mới bình an, thịnh vượng. 
Mặc dù, Tết của hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc có ảnh hưởng lẫn nhau. Nhưng Tết của Việt Nam vẫn mang những nét đặc trưng riêng và phong tục truyền thống của dân tộc. 
>> Xem thêm: TIẾT LỘ CÁCH CẮM HOA ĐÀO TƯƠI LÂU, ĐẸP TRONG DỊP TẾT

Tìm hiểu thêm về tết Nguyên Đán ở Việt Nam

Tết Nguyên Đán được hiểu là gì?

Sau khi hiểu hơn về nguồn gốc Tết Nguyên Đán hay nguồn gốc của tết âm lịch nhiều thế hệ vẫn có thể chưa hiểu rõ Tết Nguyên Đán là gì? Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là dịp chuyển giao năm mới, đây cũng là ngày lễ quan trọng lớn nhất trong năm, gắn liền với phong tục tập quán và tinh thần đoàn viên. 

 Hoạt động gói bánh chưng ngày Tết không thế thiếu
Tết Việt Nam mang những đậm những nét riêng với các phong tục đặc trưng như cúng ông Công ông Táo, hay các hoạt động gói bánh chưng, bánh tét, dựng cây nêu ngày Tết và đón giao thừa. Trong những dịp này, mỗi gia đình đều sẽ tụ họp dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa. Sắm sửa những mâm cỗ, những món đặc trưng không thể thiếu trong ngày Tết để chuẩn bị cho khoảnh khắc sum vầy ý nghĩa. 
Ngày Tết không chỉ là ngày lễ truyền thống, mà còn là dịp để gắn kết yêu thương, gia đình sum vầy. Tìm hiểu nguồn gốc của Tết cổ truyền, ta sẽ thấy với mỗi người Việt dịp Tết luôn mang ý nghĩa đặc biệt, là sự khởi đầu của những hy vọng và hạnh phúc trong năm mới. 

Ý nghĩa của từ “Tết Nguyên Đán”

Tết Nguyên Đán là là từ Việt gốc Hán, “Tết” được đọc chệch từ âm “Tiết”, “Nguyên” mang ý nghĩa là sự khai sơ hay sự khởi đầu, “Đán” là buổi sáng sớm. Vì thế, đọc đúng từ này phải là “Tiết Nguyên Đán”. Tuy nhiên, mặc dù chịu ảnh hưởng khá lớn bởi nền văn hóa Trung Quốc trong thời kỳ đô hộ nhưng cách tính lịch âm hay văn hóa ăn tết của người Việt Nam không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc.
Bạn có biết, lịch âm được tính theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên tết Nguyên Đán sẽ đến sau Tết Dương lịch. Mặc khắc, vì quy luật 3 năm sẽ nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của Tết Nguyên Đán không sớm hơn ngày 21/1 và kết thúc không trễ hơn ngày 19/2 Dương lịch.

Thời gian của Tết Nguyên Đán được tính như thế nào ?

Tết Nguyên Đán ở Việt Nam được tính dựa trên lịch âm, bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Thời gian này thường rơi vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 dương lịch, tùy thuộc vào năm nhuận hay không nhuận. Theo nguồn gốc của Tết âm lịch, ngày mùng 1 Tết đánh dấu thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mang ý nghĩa ở đầu một chu kỳ thời trọn vẹn. 

Thời điểm Tết thường diễn ra  vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 dương lịch
Tết kéo dài khoảng từ 7 đến 10 ngày, bao gồm cả thời gian trước Tết để chuẩn bị và những ngày đầu năm mới để chúc tụng, đoàn tụ. Hiểu rõ thời gian và nguồn gốc của Tết, chúng ta càng thêm trân trọng truyền thống văn hóa gắn liền với nhịp sống của người Việt từ ngàn đời nay.

Tết Nguyên Đán có ý nghĩa như thế nào đối với người dân Việt?

Tết Nguyên Đán được hiểu là ngày tết cổ truyền, vì vậy ngoài việc cần hiểu ý nghĩa của từ “Tết Nguyên Đán” thì để hiểu rõ hơn của nguồn gốc tết Nguyên Đán thì bạn cũng cần hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết cổ truyền

Thời điểm chuyển giao giữa đất trời

Ý nghĩa của tết Cổ Truyền là dịp thiêng liêng đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, giữa đất trời, thần linh và con người. Đây là khởi đầu của chu kỳ 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông, tượng trưng cho sự tái sinh và tiếp nối của vạn vật.

Đêm giao thừa, thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới
Cũng theo nguồn gốc Tết Nguyên Đán, thời điểm này mang ý nghĩa quan trọng với nền kinh tế nông nghiệp xưa, khi người dân tạ ơn trời đất và cầu mong mùa màng bội thu. Sự giao thoa này không chỉ thể hiện niềm tin tâm linh mà còn gắn liền với truyền thống và cội nguồn dân tộc.

Tỏ lòng thành kính và biết ơn với tổ tiên


Tết còn là ngày tỏ lòng thành kính, ghi nhớ về cội nguồn tổ tiên
Tết Nguyên Đán là dịp để con cháu tỏ lòng thành kính và biết ơn với tổ tiên, thể hiện qua các nghi lễ thờ cúng và dâng hương trang trọng. Theo nguồn gốc của Tết, đây là truyền thống ý nghĩa, giúp mỗi gia đình sum vầy, gắn kết và trân trọng và nhớ về cội nguồn của mình.

Tết Nguyên Đán là ngày đoàn viên


Tết là ngày đoàn viên
Nguồn gốc của Tết Cổ Truyền gắn liền với ý nghĩa thiêng liêng của sự đoàn viên. Sau một năm bôn ba, mưu sinh, Tết là thời điểm để mỗi người trở về, sum họp cùng gia đình, quây quần bên nhau và đón chào năm mới. Không chỉ là dịp nghỉ ngơi, Tết còn là khoảnh khắc gắn kết yêu thương, khơi dậy giá trị truyền thống và sự ấm áp trong từng mái nhà.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về nguồn gốc và ý nghĩa của Tết cổ truyền Việt Nam, một dịp lễ đặc biệt mang đậm giá trị văn hóa và tinh thần dân tộc. Quà Tặng Pha Lê mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về truyền thống lâu đời của người Việt, nơi mỗi người cùng hướng về cội nguồn và trân trọng những khoảnh khắc đoàn viên bên gia đình. Nhân dịp năm mới, Quà Tặng Pha Lê xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả mọi người: chúc năm mới an khang, thịnh vượng và ngập tràn yêu thương!

Tác giả: Marketing

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn có muốn nhận được thông báo khuyến mãi hàng tháng từ Quà Tặng Pha Lê
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây